BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN – LIỆU CÓ XẢY RA ?
Năm 2022 có xảy ra “bong bóng” bất động sản? – Bong bóng bất động sản là một trong những biểu hiện của hiện tượng suy thoái trong thị trường bất động sản. Vậy liệu năm 2022 sẽ xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản hay không? Mời bạn đọc hãy cùng Đất Xanh Miền Bắc tham khảo chi tiết trong bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2021
Hiện nay với sự bùng dịch Covid-19 diễn ra tại Việt Nam đang ngày càng nguy hiểm với các biến chủng mạnh hơn. Tuy nhiên không vì thế mà thị trường bất động sản ở Việt Nam bị ảnh hưởng, trái ngược lại còn phát triển và có nhiều thành tựu vô cùng nổi bật như:
- Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI ) đã đổ bộ liên tục vào việt nam với tổng số tiền lên đến 29 tỷ USD. Trong đó có đến 3,8 tỷ USD đổ vào thị trường bất động sản.
- 157.000 tỷ VND đã được tín dụng hào phóng cam kết sẽ giải ngân trong 4 tháng.
- Các chính sách của nhà nước về giải ngân các dự án bất động sản cung được quan tâm và đẩy mạnh.
Theo Phó Giáo sư tiến sĩ Trần Kim Chung thuộc Phó Viện Trưởng nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung Ương CIEM đã nhận định, năm 2021 là một năm vô cùng thuận lợi cho ngành bất động sản với hàng loạt các bất động sản lớn được ký kết và phê duyệt.
>> Xem thêm: Các dự án bất động sản hot được rao bán tại Đất Xanh Miền Bắc
Nguy cơ lạm phát
Tuy dự báo tình hình lạm phát sẽ được giảm bớt vào năm 2023 nhưng không thể kết luận ngay rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ đảm bảo không xảy ra rủi ro lạm phát trong khi nguồn vốn đã chuyển mạnh vào các lĩnh vực như chứng khoán và bất động sản, từ đó nguy cơ xảy ra bóng bóng bất động sản rất cao.
Trong năm tới thì các yếu tố như khủng hoảng năng lượng toàn cầu hay xu hướng tích trữ loại mặt hàng chiến lược, tiềm năng là một yếu tố tạo nên ảnh hưởng lớn đến lạm phát trong năm tiếp theo.
Giá cả của dầu đã bị đẩy lên gấp đôi trong 1 năm vừa qua. Cùng đó thì tình hình khủng hoảng năng lượng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo dự báo sự tăng giá của năng lượng có thể vẫn tiếp tục tiếp diễn đến năm nay vì nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Chính phủ và các ban ngành đẩy mạnh các gói kính thích tăng trưởng
Khi Chính phủ đẩy mạnh các biện pháp nhằm cải thiện và phục hồi tăng trưởng nền kinh tế bằng việc nới lỏng các chính sách về tài khóa, tiền tệ thì nên kinh tế Việt Nam cũng đứng trước rủi ro lạm phát.
Theo các chuyên gia thì việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 tới có thể bị chịu nhiều áp lực do các loại dịch vụ (giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế) được điều chỉnh tăng lên vì trong năm hiện tại đã không tăng hay đã có dấu hiệu bị giảm.
Theo Bộ tài chính đánh giá về áp lực lạm phát sẽ bị thúc đẩy từ đầu năm 2022 tới thì kiểm soát mức độ lạm phát theo mục tiêu đã đề ra chỉ diễn ra trong mức khoảng 4% sẽ có nhiều trở ngại và gặp nhiều khó khăn.
>> Xem thêm: Mở bán Phân khu The Link Sun Riverside Village Sầm Sơn
Năm 2022 có xảy ra nguy cơ “Bong bóng” bất động sản?
Như chúng ta đã thấy trong suốt những năm xảy ra dịch bệnh Covid – 19 thì ngành dịch vụ và sản xuất kinh doanh diễn ra chậm chạp nhưng thị trường bất động sản, chứng khoán lại có nhiều biến động, xảy ra nhiều “cơn sốt” khác nhau.
Chỉ số chứng khoán gồm ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia đã tạo đỉnh không ngớt. Nhiều tỉnh thành phố trên cả nước có giá đất trở nên tăng vọt, các cơn sốt diễn ra ở những nơi như vùng ven hay các khu công nghiệp tập trung,…
Lý giải việc bất động sản tăng nóng thì các chuyên gia đã nhận định rằng lãi suất của tiền gửi đã ở trạng thái rất thấp , trong khi đó thì việc mở rộng đầu tư hay các loại hình kinh doanh còn rất ít nên tiền nhàn rỗi bị đi nhiều vào các kênh rủi ro.
Chuyên gia nói gì về nguy cơ bong bóng bất động sản ?
Chuyên gia trong ngành đánh giá rằng sự xảy ra “bong bóng” bất động sản ở hồi năm 2021 sẽ hạn chế đến mức tối thiểu nhất trong năm 2022 sắp tới vì Nhà nước đã đưa ra những chính sách và giải pháp kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể lơ là đối với lạm phát và cần thúc đẩy vòng quay tiền tệ trong nền kinh tế thực, chuyển hướng dòng tiền đi vào những lĩnh vực có tiềm năng lan tỏa.
Theo Tổng giám đốc Savills Việt Nam thì dịch bệnh Covid-19 đã làm cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2021 vừa qua gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Nhưng đây cũng như một lời khẳng định và chứng minh sự thích ứng khá linh hoạt và biết cách đổi mới trong cách vận hành cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta, các đơn vị để thích ứng linh hoạt trong bối cảnh bình thường mới.
Trên đây là những phân tích và lý giải về việc năm 2022 có xảy ra “bong bóng” bất động sản không. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và nhiều thông tin bổ ích hơn qua bài viết trên!