Xoay quanh những thủ tục để chấm dứt một mối quan hệ vợ chồng thì nhiều người còn mơ hồ về vấn đề chia tài sản. Đã có rất nhiều tranh chấp nổ ra khi hai bên đề cấp đến phân chia nhà đất sau ly hôn thậm chí còn diễn ra rất vô cùng gay gắt thậm chí để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Hôm nay, Đất Xanh Miền Bắc sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc trong lòng qua bài biết dưới đây.
1.Có những cách phân chia tài sản nào?
Mọi vấn đề liên quan đến phân chia tài sản sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cả hai bên có thể ngồi xuống nói chuyện và tự thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn. Bởi, sau khi đi đến quyết định ly hôn hai vợ chồng hoàn toàn có thể thương lượng với nhau về mọi vấn đề chung giữa hai người. Khi đã thương lượng xong thì phần tài sản của mỗi ngaười sẽ được nhận đúng những gì đã thỏa thuận.
Nếu hai bên sau khi ngồi lại nhưng vẫn không thể tự giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản sau ly hôn mà một trong hai người hoặc cả hai có ý muốn nhờ sự tham gia của tòa án thì phần tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật.
2. Có phải tài sản nào cũng phải phân chia?
Theo quy định thì có một số loại tài sản sẽ không được chia khi hai vợ chồng ly hôn. Đó là những tài sản nào? Pháp luật quy định nếu là những tài sản chung có sự thỏa thuận giữa bên không chia thì tài sản đó sẽ được định đoạt theo như đã thỏa thuận. Tài sản riêng của một trong hai cũng là phần tài sản sẽ không được chia sau ly hôn. Đó là những tài sản có công sức của một người tạo ra, phần tài sản có được trước hôn nhân mà không được sát nhập vào tài sản chung, tài sản được thừa kế riêng.
3. Tài sản chung được chia như thế nào?
Tài sản chung là phần tài sản do mỗi người tạo ra từ hoạt động kinh doanh, buôn bán, hay thu nhập do bỏ sức lao động mà có, những khoản thu nhập hợp phát trong thời gian hôn nhân giữa hai người. Vậy tài sản chung ( đất nền, bất động sản, tài sản khác) được chia như thế nào?
Đối với phần tài sản này sẽ ưu tiên chia theo thỏa thuận của cả hai, tòa án chỉ tham gia chia khi có yêu cầu của một hoặc cả hai người. Tài sản chung được chia theo pháp luật sẽ chia đôi nhưng có sự xem xét các yếu tố liên quan như:
- công sức bỏ ra của từng người vào tài sản đó
- hoàn cảnh sống của mỗi bên, bên nào tốt hơn thì sẽ được hưởng phần ít hơn
- lỗi vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng của mỗi bên
- đảm bảo lợi ích của mỗi bên, bên được chia ít hơn sẽ nhận được tiền để bù từ bên còn lại
4. Phân chia nhà đất sau ly hôn như thế nào?
Những tài sản như nhà cửa, đất đai đều là tài sản mang giá trị cao, có lẽ cũng vì “sức nặng” của nó mà nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh chấp sau khi ly hôn. Thấu hiểu điều đó và để tránh những hậu quả xấu do tranh chấp xảy ra thì pháp luật cũng đặt ra những nguyên tắc riêng để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho cả hai bên khi phân chia nhà đất sau ly hôn.
Quy định chia đất đai hậu ly hôn
Theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình (2014) sau khi ly hôn đất đai thuộc quyền sở hữu riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó. Trong trường hợp đất đai là tài sản chung của hai vợ chồng thì sẽ được chia theo nhu cầu sử dụng của một hoặc cả hai.
Đối với trường hợp là đất nông nghiệp, khi cả hai bên đều muốn sử dụng thì sẽ được chia theo thỏa thuận giữa cả hai. Nếu không thể thương lượng toà án sẽ căn cứ vào quy định chia tài sản chung là dựa vào công sức, hoàn cảnh, lỗi của các bên để phân chia công bằng. Mặt khác chỉ có vợ hoặc chồng có mong muốn trực tiếp sử dụng thì bên còn lại sẽ nhận được phần giá trị mà họ được hưởng.
Trong trường hợp đất có quyền sử dụng chung với gia đình thì sẽ được tách ra và chia theo thỏa thuận sau ly hôn hoặc Tòa án sẽ phán quyết. Còn các loại đất khác sẽ được chia theo quy định của nhà nước.
Quy định chia tài sản là nhà sau ly hôn
Nhà ở là một tài sản đặc biệt nhưng tài sản này cũng sẽ được chia theo nguyên tắc chung sau khi ly hôn. Theo quy định chia nhà ở sau ly hôn thì tất cả sẽ được chia đôi nhưng được xem xét dựa trên một vài yếu tố đã nêu trong quy định chia tài sản chung. Không những thế loại tài sản này phải chia theo giá trị của nó. bên nào được chiếm hữu căn nhà thì phải có nghĩa vụ đền bù phần giá trị chênh lệch tương ứng với giá trị mà bên còn lại nhận được. Vì thế dựa trên những công sức mà mình bỏ ra thì các bên sẽ được nhận lại phần giá trị tài sản một cách công bằng.
Như vậy, bài biết trên đây đã tổng hợp một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất những quy định về phân chia nhà đất sau ly hôn. Mong rằng sau khi đọc bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ những nguyên tắc chia tài sản mà pháp luật quy định để tránh những tranh chấp không đáng có.
Mời bạn xem thêm: Bán căn Studio 28m2 tòa S1.01 Dự án Vinhomes Smart City3