Nằm trong số các huyện sắp lên quận của Hà Nội liệu thị trường bất động sản Đông Anh, Gia Lâm có thật sự tiềm năng? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, công ty cổ phần dịch vụ Địa Ốc Đất Xanh Miền Bắc xin phân tích một vài yếu tố sau.
Mật độ dân cư huyện Đông Anh, Gia Lâm
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2021:
Huyện Đông Anh có diện tích 185,68 km2. Dân số là 412.878 người. Mật độ dân số đạt 2.224 người/km2.
Huyện Gia Lâm nắm trong tay 22 đơn vị hành chính trực thuộc có tổng diện tích là 117,71 km2. Dân số là 286.130 người. Mật độ dân số đạt 2.756 người/km2.
Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh, Gia Lâm
Huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện không ngại dồn lực vào cơ sở hạ tầng. Tại lúc này, Đông Anh đang nắm giữ những tuyến giao thông quan trọng:
Đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài hoặc Nhật Tân – Nội Bài
Quốc lộ 5, quốc lộ 3, quốc lộ 3 mới, quốc lộ 23A, đường 23B mở rộng, đường quy hoạch 41m, tuyến đường vành đai 3…
Bộ ba cây cầu huyết mạch nối Đông Anh đến trung tâm thành phố Hà Nội: Nhật Tân – Thăng Long – Đông Trù. Ngoài ra, còn có những cây cầu nhỏ gắn kết huyện với những địa phương ở xung quanh.
Mật độ xe buýt đi qua địa bàn huyện dày đặc: 07, 15, 17, 25, 35B, 43, 46,…
Có 3 tuyến đường sắt chính chạy qua huyện đó là: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Bắc Hồng – Văn Điển. Trong tương lai, huyện Đông Anh hứa hẹn mở thêm tuyến đường sắt đô thị 2, 4 và 6.
Huyện Gia Lâm
Gia Lâm được coi là một đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như:
Có 4 tuyến đường song song nhau gồm quốc lộ 5 cũ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường 39B, đường đê Long Biên – Xuân Quan.
Quốc lộ 1 cũ với cả cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
Hệ thống giao thông có sự liên kết với các tuyến đường liên xã, liên thôn, đảm bảo di chuyển dễ dàng.
Tuyến đường Trâu Quỳ – Dương Xá – Đông Dư – Phú Thụy
Từ Gia Lâm di chuyển đến trung tâm thành phố Hà Nội cần đi qua cầu Thanh Trì hoặc Vĩnh Tuy. Ngoài ra, Gia Lâm cũng cũng liên thông với Long Biên qua cầu Phù Đổng, cầu Đuống.
Giai đoạn 2020-2050, tuyến đường sắt đô thị số 1 và 8 đi qua địa phận huyện Gia Lâm sẽ được đưa vào hoạt động.
Chúng ta dễ nhận thấy, mạng lưới giao thông của hai huyện Đông Anh, Gia Lâm đang không ngừng phát triển toàn diện. Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp chính là tiền đề, là động lực để phát triển nền kinh tế vững mạnh. Đây có lẽ chính là lý do tại sao Đông Anh, Gia Lâm là 2 trong 5 huyện Hà Nội sắp lên quận.
Những dự án khiến huyện Đông Anh, Gia Lâm nổi sóng
Huyện Đông Anh
Dựa theo kế hoạch định hướng 2030 tầm nhìn 2050 của Hà Nội thì huyện Đông Anh vẫn thuộc khu vực phát triển đô thị. Và hiện tại, một số khu đô thị mới đã dần hình thành trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, dự án được coi là lớn nhất của huyện Đông Anh là dự án đô thị thành phố thông minh. Để có thể hoàn thành dự án này, vốn đầu tư bỏ ra là 4,2 USD. Vị trí của dự án thuộc địa bàn 3 xã (Hải Bối, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc) có quy mô lên đến 272 ha. Dự án này bảo đảm có có cơ sở hạ tầng đồng bộ giữa những yếu tố tài chính, văn hóa, giải trí đến các tiện ích khác. Thêm vào đó là do hưởng lợi từ trục Nhật Tân – Nội Bài mà thành phố thông minh Đông Anh được coi là một cửa ngõ giao thương quốc tế vào thủ đô Hà Nội.
Một số tiện ích công nghệ nổi bật tại thành phố thông minh này như:
Năng lượng tái tạo
Giao thông dễ dàng
Chất lượng sống khác biệt
Tài chính thông minh
Vận hành thông minh
Giảng dạy thông minh
Đây là dự án để tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực phát triển huyện đến với Đông Anh. Ngoài ra, dự án này còn đặt nền tảng cho việc điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị hai bên đường Võ Nguyên Giáp.
Huyện Gia Lâm
Dựa theo kế hoạch định hướng 2030 tầm nhìn 2050 của Hà Nội, huyện Gia Lâm sẽ là một phần của khu đô thị chạy dài về phía Đông. Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên thì phát triển theo hướng dịch vụ gắn với công nghiệp công nghệ cao. Theo ước tính, dân số sẽ có khoảng 0,7 triệu người vào năm 2030.
Ngoài ra, Hà Nội còn đang yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét dự án Quy hoạch Phân khu đô thị hai bên sông Hồng. Theo dự án, địa giới quy hoạch cần đi qua 4 xã địa bàn của huyện Gia Lâm.
Trong tương lai không xa, huyện Gia Lâm cũng sẽ có thêm nhiều công trình, dự án quy mô như sân golf Vinpearl Hà Nội với quy mô 182,3 ha, trung tâm thương mại quy mô 9,3 ha tại xã Đa Tốn, khu đô thị Gia Lâm 3ha, khu đô thị Yên Viên rộng 26 ha…
Nhìn chung, theo phân loại đô thị toàn quốc 2021 – 2030, Gia Lâm sẽ là huyện sắp lên quận của Hà Nội. Hiện tại, Gia Lâm đã đạt được 25/28 tiêu chí. Còn 3 tiêu chí chưa đạt kia là về vấn đề, tài chính, cơ sở y tế và tỉ lệ đường giao thông.
Thị trường bất động sản Đông Anh, Gia Lâm có thật sự tiềm năng
Huyện Đông Anh, Gia Lâm là hai trong 5 huyện Hà Nội sắp lên quận và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Cùng với đó, hai huyện này đều được xem là nơi nắm giữ mạch giao thông trọng yếu của TP. Hà Nội. Nếu dựa theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc thì chắc chắn trước năm 2025, hai huyện sẽ sớm trở thành quận, đô thị được mở rộng với công nghệ cao. Từ đó, hàng loại dự án, công trình quy mô sẽ được hình thành dần. Nhờ việc không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cùng chính sách quy hoạch đất được chủ trương nên thị trường bất động sản Đông Anh, Gia Lâm thực sự có tiềm năng phát triển.
Trên đây là những gì mà chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích để đưa ra câu trả lời cho vấn đề mà mọi người gặp phải. Bài viết mang tính tham khảo bởi thị trường đầu tư bất động sản có đôi lúc không thể nói trước được điều gì. Bạn đã chấp nhận đầu tư thì cần phải chấp nhận lỗ hoặc lãi. Nhưng nếu hiện tại bạn muốn đầu tư vào thị trường bất động sản Đông Anh, Gia Lâm thì đây chính là cơ hội tốt đối với nhà đầu tư.