TỔNG THỐNG TRUMP MUỐN MUA ĐẢO GREENLAND (TẠM DỊCH LÀ ĐẤT XANH) CỦA ĐAN MẠCH
Đảo Greenland thương vụ Bất động sản để đời của Ngài Tổng Thống ?
Thế giới đã thừa biết đến Ngài Tổng Thống là một bậc thầy về Đầu tư Bất động sản như thế nào. Ông còn là một chuyên gia đàm phát những thương vụ đình đám nhất nước Mỹ. Đảo Greenland – Đất Xanh có là thương vụ Thế kỷ không ?
ĐẢO GREENLAND – ĐẤT XANH HÒN ĐẢO LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Đối với độc giả Việt Nam, chắc hẳn không phải ai cũng biết đến đảo Greenland Đan Mạch. Kiến thức địa lý Phổ thông Trung học trong bài Địa lý lục địa Bắc Mỹ có đề cập đến vùng lãnh thổ này. Bạn bè và đồng nghiệp của chúng tôi đôi khi còn nhầm Greenland với Iceland. Phần đa họ cho biết, trước đây cũng không biết luôn cả Iceland. Chỉ vì vừa rồi đội tuyển bóng đá quốc gia Iceland lần đầu tham dự 1 kỳ EURO năm 2016 và thi đấu vô cùng ấn tượng khi vào tận tứ kết. Liền sau đó là thi đấu Worldcup 2018 tại Nga.
Greenland và Iceland là hai vùng đất mang hai cái tên trái ngược hoàn toàn với bản chất. Trong khi Iceland (vùng đất băng giá) được cây cỏ phủ xanh, có một chút băng giá, thì đảo Greenland (vùng đất xanh tươi) lại phủ tuyết quanh năm. Đảo Iceland khá gần gũi với Việt Nam chúng ta. Tên còn được phiên âm Hán Việt là Băng Đảo. Hoặc đọc Tiếng Anh là Ai-xơ-len.
GREENLAND VẪN THUỘC CHỦ QUYỀN ĐAN MẠCH MẶC DÙ RỘNG GẤP 50 LẦN ĐAN MẠCH
Vì Úc là một Lục địa nên lãnh thổ đảo Greenland – Đất Xanh là hòn đảo lớn nhất thế giới. Vùng lãnh thổ tự trị này đang thuộc chủ quyền của Vương quốc Đan Mạch. Greenland có diện tích khoảng hơn 2,2 triệu km2 đất liền. Hòn đảo được định giá tới 10.000 tỷ USD. Tất nhiên, với nước Mỹ, 10.000 tỷ USD không hề quá lớn. Còn thực tế thì ngày nay, một siêu lãnh thổ như đảo Greenland thì phải gọi là Vô giá.
Ngay khi truyền thông Hoa Kỳ đưa tin ý định “nghiêm túc” của Nhà Trắng thì lãnh đạo cơ quan ngoại giao Greenland Ane Lone Bagger đã tuyên bố “hòn đảo không phải để bán”. Chính phủ Đan Mạch cũng cho biết, Greenland thuộc về nhân dân vùng lãnh thổ đảo Greenland và không phải để mua bán. Tuy vậy, truyền thông và dư luận đang có nhiều câu hỏi về ý định của chính quyền Tổng thống Trump. Do đâu mà ông chủ Nhà Trắng lại có hứng thú với một hòn đảo với 80% diện tích bị băng bao phủ. Nơi chỉ có vỏn vẹn 57.000 người. Tương đương dân số 4 phường nội thành Hà Nội.
DƯỚI LỚP BĂNG LÀ MỘT VỰA TÀI NGUYÊN KHỔNG LỒ ?
NGUỒN TÀI NGUYÊN VÔ TẬN, LẠI CÓ CẢ “ĐẤT HIẾM” NGUYÊN TỐ MÀ HOA KỲ ĐANG KHÁT
Thứ nhất, Vùng lãnh thổ đảo Greenland – Đất Xanh được cho là rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu chỉ ra quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, dầu lửa…Quan trọng hơn là các nguyên tố đất hiếm, uranium. Thêm nữa, hầu hết nguồn tài nguyên kể trên đều chưa được khai thác. Lý do là bởi phần lớn diện tích hòn đảo bị băng bao phủ.
Tuy nhiên, tình trạng khí hậu toàn cầu đang nóng lên. Các lớp băng đang tan chảy với tốc độ nhanh chóng. Mùa hè vừa qua, các nhà khoa học từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chứng kiến hai trong những vụ băng tan chảy lớn nhất lịch sử Greenland xảy ra. Hiện tượng băng tan giúp cho các kế hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên trở nên khả thi hơn. Dẫu biết, băng tan là hiểm họa toàn cầu, khiến nước biển dâng. Thêm nữa, băng tan làm cho tuyến hàng hải Bắc Cực – Bắc Băng Dương sôi động hơn.
VỊ TRÍ, VỊ TRÍ VÀ VỊ TRÍ ĐẢO GREENLAND NHƯ CÁCH NÓI CỦA NGÀI TỔNG THỐNG
Lý do thứ hai nằm ở ý nghĩa địa-chính trị. Đảo Greenland tự nhiên án ngữ vị trí đắc địa TOÀN CẦU. Greenland bao bọc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Khu vực đang xuất hiện cạnh tranh vai trò Mỹ – Nga, Mỹ – EU và cả Mỹ – Trung Quốc. Quân đội Mỹ từng đóng ở đây. Họ xây dựng Căn cứ Không quân Thule Air từ năm 1951 theo Hiệp ước Mỹ – Đan Mạch. Căn cứ cách Vòng Bắc cực khoảng 1.200 km. Tại đây có trang bị radar trong hệ thống cảnh báo sớm. Rada có thể phát hiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bay về phía Mỹ.
DẤU ẤN LỊCH SỬ MỘT NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG – SIÊU DOANH NHÂN
Cuối cùng, Ngài Donal Trump là một người rất quan tâm tới những di sản mình đạt được trong thời gian làm Tổng thống. Mua được Lãnh thổ Greenland sẽ là DẤU SON trong Hồ Sơ Chính Trị của Ông. Đó là khát vọng cống hiến cho Nước Mỹ – trên hết, của Ngài. Một phần, dòng máu kinh doanh Bất động sản hơn 70 năm qua vẫn sục sôi mặc cho bộn bề nhiệm vụ quốc gia đại sự.
Theo hai nguồn tin giấu tên của CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần bày tỏ ý định mua đảo Greenland và đội ngũ luật sư Nhà Trắng đang xem xét khả năng này. Trước đó, tờ Wall Street Journal cũng dẫn các nguồn tin thông thạo vấn đề cho biết Trump đã nêu phương án mua đảo Greenland trong các cuộc họp và bữa tối. Ngài đã đặt câu hỏi với các trợ lý và lắng nghe nghiêm túc về khả năng và lợi thế của việc sở hữu hòn đảo.
LỊCH SỬ MUA BÁN “LÃNH THỔ” CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐANG ỦNG HỘ NGÀI TỔNG THỐNG
THƯƠNG VỤ ALASKA 7,2 TRIỆU USD NĂM 1867 MIẾNG BẤT ĐỘNG SẢN 1,7 TRIỆU KM2
Nước Mỹ trong hàng trăm năm qua đã “chốt lời” những thương vụ vĩ đại. Có thể kể như mua quần đảo Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898 với giá 20 triệu USD. Hoặc mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch năm 1917 với giá 25 triệu USD. Thương vụ mua lại đất nổi tiếng nhất của Mỹ diễn ra vào năm 1803 khi chính quyền mua Louisiana từ tay người Pháp. Mỹ đã chi 15 triệu USD vào thời điểm đó cho vùng đất chiếm gần 1/4 lãnh thổ quốc gia hiện tại (xấp xỉ 2,5 triệu km2, rộng hơn đảo Greenland – Đất Xanh một chút).
Siêu lời hơn cả chính là Alaska. Thật khó tưởng tượng nước Nga-Sa hoàng đã bán Alaska (bang giàu có bậc nhất nước Mỹ ngày nay) với giá 7,2 triệu Mỹ kim. Xin nhắc lại là 7,2 triệu Mỹ kim cho 1,7 triệu km2 đất liền, chưa kể vùng biển mà Alaska chủ quyền. Greenland có thể là một Thương vụ Alaska thứ 2 chăng?
ALASKA 2 MANG TÊN ĐẤT XANH – ĐẢO GREENLAND ?
Lật lại lịch sử 100 năm trước đó, ngoại trưởng Mỹ bấy giờ là William Seward. Nhạc trưởng thương vụ Alaska từng bị truyền thông Mỹ cho là “điên rồ”, sau thương vụ mua lại Alaska từ người Nga, cũng đã nhắm tới mua đảo Greenland từ người Đan Mạch.
Thậm chí, năm 1946, ngoại trưởng Mỹ James Byrnes dưới thời tổng thống Harry Truman đã đề xuất ý tưởng trên với ngoại trưởng Đan Mạch tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc ở New York. Tuy nhiên, kể từ đó, hai bên không có thêm bất kỳ trao đổi nào liên quan đến vấn đề này. Bảy mươi năm sau, ngày nay Thế giới đã rất khác.
NHÀ TRẮNG TÍNH TOÁN NGHIÊM TÚC, CHÍNH PHỦ ĐAN MẠCH LẠI KHÔNG HÀO HỨNG
KẾ HOẠCH NGHIÊM TÚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG
Đảo Greenland – Đất Xanh, được định giá 10.000 tỷ USD. Theo tính toán của chuyên gia Konstantin Ordov, giáo sư Bộ môn quản lý tài chính thuộc trường Đại học kinh tế Plekhanov của Nga, tờ RIA ước tính giá trị của hòn đảo Greenland có thể lên tới 10.000 tỷ USD. Con số này tương đương một nửa GDP Hoa Kỳ 2018. GDP Hoa Kỳ 2018 là 20.891 tỷ USD.
Trong con mắt của chúng tôi, thực tế giá trị đảo Greenland còn hơn rất rất nhiều lần. Thậm chí nếu dành hẳn 10 năm GDP nước Mỹ để sở hữu Greenland cũng hoàn toàn xứng đáng. Vì rằng đảo Greenland là vô giá. Ngài Tổng thống Trump cũng đã lên tiếng xác nhận Kế hoạch của Nhà Trắng. Một bản Kế hoạch đánh giá ý tưởng mua lại đảo Greenland của Đan Mạch. Sẽ khác cách mà Mỹ từng mua Alaska từ Liên bang Nga.
ĐẢO GREENLAND VÀ CHÍNH PHỦ ĐAN MẠCH NÓI “KHÔNG”
Tuy nhiên, trái với mong muốn của Tổng thống Trump, Thủ tướng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhấn mạnh, “Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi thực sự hy vọng rằng tất cả những điều này (kế hoạch mua Greenland của Mỹ) là không có ý nghiêm túc”.
TẠI SAO GREENLAND LẠI HẤP DẪN CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG DONAL TRUMP ?
Rốt cuộc thì Đảo băng Greenland Đan Mạch có gì “hot” mà Ngài Tổng thống Trump lại nóng lòng muốn mua?
Câu trả lời là ĐẤT HIẾM.
Là bởi vì đảo Greenland có trữ lượng kim loại đất hiếm thuộc hàng lớn nhất Thế giới. Khảo sát báo cáo có neodymium, praseodymium, dysprosium và terbium. Ngoài ra, còn có uranium và các sản phẩm phụ của kẽm. Đây là nguyên liệu sống còn cho các ngành công nghiệp Công Nghệ Cao. Điện thoại thông minh, máy tính và gần đây nhất là ô tô điện. Xin nhắc lại các từ khóa “hot” là: Đất-Hiếm và Công-Nghệ-Cao.
Là một nhà kinh doanh lão luyện, ông Trump thừa hiểu nghệ thuật mặc cả là đánh vào chỗ yếu của đối thủ. Ông có thể hiểu việc “sở hữu” đảo Greenland đang khiến Đan Mạch, một đồng minh trong NATO của Mỹ, mỗi năm tiêu tốn khoảng 700 triệu USD tiền trợ cấp. Nay nếu bán, vừa có tiền, vừa không phải chi phí. Với người dân Đan Mạch đang đóng thuế, khó có thể nói đề nghị này không có chút gì đáng suy nghĩ.
CẢ THẾ GIỚI ĐANG CÙNG THEO DÕI DIỄN BIẾN ĐẢO GREENLAND THƯƠNG VỤ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ KỶ NÀY…
Videos Thương vụ BĐS Đảo Greenland của Tổng thống Trump: https://youtu.be/q3Fq8eulL3U